Vì sao gọi chất xúc tác là hòn đá chỉ ra vàng của công nghiệp hoá học?

Vì sao gọi chất xúc tác là hòn đá chỉ ra vàng của công nghiệp hoá học?

Chất xúc tác là những chất có thể làm thay đổi vận tốc của phản ứng hoá học, nhưng chất xúc tác lại không hề thay đổi gì (về chất cũng như lượng) sau khi phản ứng hoá học đã xảy ra.

Chất xúc tác có vai trò quan trọng trong công nghiệp hoá học. Chất xúc tác có thể tăng tốc độ phản ứng hoá học lên nhiều lần, hàng chục lần, hàng trăm lần, nên rút ngắn được thời gian, tăng cao hiệu suất sản xuất. Ví dụ trong các nhà máy sản xuất phân đạm người ta thường dùng sắt làm chất xúc tác để tăng vận tốc phản ứng giữa nitơ và hyđro qua tác dụng xúc tác bề mặt, nhờ đó nitơ và hyđro trong hỗn hợp dễ tạo thành amoniac. Nếu không có chất xúc tác thì trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, phản ứng tổng hợp amoniac sẽ xảy ra với tốc độ rất chậm, không thể tiến hành sản xuất với lượng lớn.

Chất xúc tác còn có khả năng chọn lịch trình cho phản ứng hoá học. Chất xúc tác có thể giúp chọn các bước phản ứng phù hợp với con đường mà người ta đã thiết kế, phản ứng sẽ xảy ra theo con đường thuận lợi nhất cho quá trình sản xuất. Ví dụ khi dùng rượu etylic làm nguyên liệu thì tuỳ thuộc việc chọn chất xúc tác và điều kiện phản ứng mà ta có thể nhận được các sản phẩm phản ứng khác nhau. Nếu chọn bạc làm chất xúc tác và đưa nhiệt độ lên đến 550°C, rượu etylic sẽ biến thành axetalđehyd; nếu dùng nhôm oxit làm xúc tác và ở nhiệt độ 350°C ta sẽ nhận được etylen; nếu dùng hỗn hợp kẽm oxit và crom (III) oxit làm chất xúc tác và ở nhiệt độ 450°C ta sẽ thu được butylen; nếu dùng axit sunfuric đặc làm xúc tác và giữ nhiệt độ 130 - 140°C ta sẽ có ete etylic. Từ đó có thể thấy chất xúc tác có vai trò rất to lớn trong sản xuất công nghiệp hoá học, và quả là "hòn đá chỉ vàng" trong ngành công nghiệp này.

Chất xúc tác quả đã mở rộng cánh cửa cho sản xuất hoá học. Trong không khí ở thành thị thường bị ô nhiễm do khí thải của ô tô, thành phần khí có hại trong khí thải chủ yếu là nitơ oxit, monoxit cacbon và hyđrocacbon thừa… Ngày nay các nhà khoa học đã tìm được chất xúc tác chế tạo thành thiết bị xúc tác nối vào ống xả khí thải của ô tô. Khi khí xả ô tô qua thiết bị xúc tác sẽ được xử lý, các chất cháy còn dư thừa sẽ bị oxy hoá biến thành cacbon đioxit và nước; nitơ oxit biến thành khí nitơ. Còn như với các vết máu, vết mồ hôi làm hoen ố quần áo để lâu sẽ rất khó giặt sạch. Nếu thêm vào bột giặt một loại men thì các vết máu, vết mồ hôi bám lên vải, không cần phải vò mạnh, cũng tự phân giải và tự hoà tan vào nước. Loại men thêm vào bột giặt chính là chất xúc tác sinh học.

Trong tự nhiên có nhiều loại men sinh học có thể dùng năng lượng Mặt Trời phân giải nước thành hyđro và oxy; biến cacbon đioxit và nước trong không khí thành các hợp chất chứa nước và cacbon. Hyđro chính là một trong các nguồn năng lượng sạch có hiệu suất cao. Mà năng lượng Mặt Trời và nước là nguồn có thể là vô tận, nên nếu có thể dùng chất xúc tác để biến nước thành nhiên liệu hyđro, hoặc biến nước và cacbon đioxit thành thức ăn gia súc, thậm chí thành thực phẩm cao cấp quả là một điều khó tưởng tượng hết hiệu quả. Nếu có thể dùng chất xúc tác sinh học làm được việc đó thì nó sẽ đem lại cho loài người nhiều lợi ích to lớn.
Bạn xem thêm bài : 

Vì sao hoá chất diệt cỏ lại diệt được cỏ dại?


Từ khoá: Chất xúc tác; Chất xúc tác sinh học; Công nghiệp hoá học.
Vì sao hoá chất diệt cỏ lại diệt được cỏ dại?

Vì sao hoá chất diệt cỏ lại diệt được cỏ dại?

Ở thôn quê, nếu chỉ dựa vào sức người để trừ cỏ thì đó là việc hết sức gian khổ. So với cây lương thực thì cỏ dại có sức sống mạnh hơn nhiều, không dễ mà trừ diệt được. Khi dùng bừa cỏ, nếu không cẩn thận có thể gây tổn hại cho cây lúa. Ngoài ra tốc độ sinh trưởng của cỏ dại rất lớn, trong khi đó thì từ khi gieo hạt lúa đến khi thu hoạch mùa màng, người nông dân buộc phải tìm cách hạn chế cỏ dại, mong thu hoạch được tốt hơn, đó là việc làm không dễ.

Nếu dùng hoá chất diệt cỏ thì tình hình có thể khác đi. Ví dụ nếu cho hợp chất propanil (tên hoá học là diclo propianyl anilit, viết tắt là DCPA) vào ruộng lúa nước, thì có thể diệt được các loại cỏ dại trong ruộng lúa như: lúa ma, trạch tả, cỏ voi, cỏ tai lừa và các loại cỏ tạp khác… mà không gây hại cho lúa. Nếu phun vào ruộng lúa, bông, vườn rau loại thuốc chứa este diệt cỏ thì các mầm cỏ dại sẽ không mọc lên được. Nhờ sự phát triển của khoa học, các nhà hoá học đã nghiên cứu chế tạo được nhiều loại thuốc diệt cỏ dại có hiệu quả cao, lại ít có tác dụng phụ có hại. Các loại thuốc diệt cỏ này đã được sử dụng rộng rãi cho các loại ruộng khô, ruộng nước, vườn rau xanh, vườn trái cây.

Thuốc diệt cỏ hoá học có thể diệt được cỏ do có thể có các tác dụng: Tác dụng ức chế quá trình hô hấp của cỏ dại, cắt đứt các quá trình sinh lý của cỏ dại, khiến cỏ dại bị chết ngạt; chất diệt cỏ có thể ức chế quá trình quang hợp, ngăn cản sự hình thành chất dinh dưỡng làm quá trình trao đổi chất của cỏ dại bị đình trệ, do đó hạn chế sự sinh trưởng của cỏ dại. Chất diệt cỏ dại có thể phá hoại đường dẫn các chất hữu cơ cũng như dẫn nước trong cỏ dại, ngăn cản sự lưu thông bình thường trong cỏ dại, làm bộ phận phía trên của cỏ dại không nhận được nước, bộ phận phía dưới không nhận được các chất dinh dưỡng, làm cho cỏ dại bị "chết khát", "chết đói".

Dựa vào tính năng diệt cỏ người ta chia thuốc diệt cỏ làm hai loại lớn: Một loại có "tính diệt sạch" như 5 - clopheonolat natri, hoá chất làm rụng lá. Các loại thuốc diệt cỏ này có thể diệt hết các loại cỏ dại, thích hợp cho việc diệt cỏ trước khi gieo trồng. Một loại thuốc diệt cỏ khác có tính chọn lọc: Với loại thuốc diệt cỏ này có thể có tác dụng diệt chọn lọc một loại thực vật này (cỏ dại) nhưng lại an toàn cho loại thực vật khác (loại cây trồng). Như loại thuốc propanil có thể diệt lúa ma và nhiều loại cỏ dại nhưng lại an toàn cho cây lúa nước. Ngoài ra các phương thức sử dụng thuốc diệt cỏ cũng khác nhau: Có loại dùng để diệt các loại cỏ đã trưởng thành, có loại chuyên dùng để diệt các mầm, hạt giống cỏ dại, chủ yếu để diệt cỏ dại ở dạng mầm non. Vì vậy trước khi dùng thuốc diệt cỏ cần xem xét các nhân tố diệt cỏ, điều kiện sử dụng mà chọn lọc thuốc diệt cỏ dại thích hợp cho mùa màng.
Bài khác : 

Vì sao loại bột dập lửa khô lại có hiệu quả tốt hơn bọt dập lửa?


Từ khoá: Thuốc diệt cỏ.
Vì sao loại bột dập lửa khô lại có hiệu quả tốt hơn bọt dập lửa?

Vì sao loại bột dập lửa khô lại có hiệu quả tốt hơn bọt dập lửa?

Bột dập lửa khô có thành phần chính gồm: Natri hyđro cacbonat, bột thạch anh, bột tan, bột đá phấn… Đây là loại vật liệu dập tắt lửa tốt hơn loại bọt dập lửa (dạng bong bóng nước) là loại vật liệu không dùng để dập tắt lửa các đám cháy do dầu, xăng gây nên.

Mọi người đều biết bọt dập lửa là những bong bóng nước chứa đầy khí cacbonic. Khi bọt dập lửa gặp lửa sẽ vỡ ra làm trùm lên đám cháy một bầu khí cacbonic, tách đám cháy khỏi không khí và do đó dập tắt được lửa. Nhưng với các đám cháy do xăng dầu và khí cháy gây ra thì do tốc độ lan tràn của dầu, xăng, khí rất nhanh nên bọt dập lửa không kịp bao trùm đám cháy bằng bầu khí cacbonic.

Qua việc nghiên cứu quá trình cháy, người ta tìm thấy rằng khi các chất khí cháy không đơn giản là quá trình oxy hoá các chất như bình thường. Ở đây là phản ứng dây chuyền xảy ra giữa các gốc tự do, một khi phản ứng đã xảy ra thì như tuyết tan, núi lở thậm chí gây nên các vụ nổ lớn. Hãy lấy sự cháy của khí hyđro làm ví dụ. Khí hyđro là một loại khí rất nhẹ. Dưới tác dụng nhiệt độ cao, phân tử hyđro dễ dàng tạo thành các gốc tự do do các nguyên tử hyđro tạo nên, người ta gọi đó là gốc hyđro tự do. Các gốc hyđro tự do sẽ tiếp tục tác dụng với oxy của không khí sinh ra các gốc hyđroxyl tự do (OH); các gốc hyđroxyl tự do lại tiếp tục tác dụng với hyđro để tạo ra các gốc hyđroxyl tự do mới và các gốc hyđroxyl lại tiếp tục các phản ứng như trên... Quá trình phản ứng trên lại tiếp tục diễn ra và ngoài việc tạo các phân tử nước lại tiếp tục tạo càng nhiều các gốc tự do. Do đó khi quá trình cháy đã bắt đầu thì cũng giống như việc tạo ra các quả cầu bằng tuyết, quả cầu sẽ ngày càng lớn và làm cháy hết toàn bộ khí hyđro. Ngày nay người ta biết rằng ngoài dầu, khí, thì sự cháy của giấy, gỗ, sợi, chất dẻo, cao su… đều xảy ra theo kiểu phản ứng của gốc tự do. Chất dập lửa phải có năng lực "bắt nhanh" các gốc tự do, cô lập chúng, giảm năng lượng của gốc tự do.

Từ các lý luận nêu trên, chúng ta có thể vạch ra bí quyết dập lửa của các loại bột dập lửa khô. Khi bột dập lửa khô gặp lửa, bột natri hyđrocacbonat nhanh chóng bị phân giải tạo ra cacbon đioxit và bột natri cacbonat bền. Đây là một quá trình thu nhiệt nên sẽ làm giảm cường độ của đám cháy. Đồng thời các hạt rắn natri cacbonat bền được tạo ra sẽ va chạm với các gốc tự do, năng lượng của các gốc tự do sẽ bị các hạt chất rắn bền (bột natri cacbonat) hấp thụ, kết quả là các gốc tự do sẽ biến thành các phân tử bền, do đó đám cháy dữ dội sẽ dần dần bị dập tắt. Các hạt chất rắn bền sẽ như các "dũng sĩ" bắt lấy các gốc tự do, ngăn cản phản ứng dây chuyền vốn như tuyết tan, núi lở và đạt được hiệu quả dập tắt lửa.
Tìm hiểu thêm : 

Vì sao chất hút ẩm lại có thể thay đổi màu?


Từ khoá: Gốc tự do; Bột dập lửa khô.

Vì sao chất hút ẩm lại có thể thay đổi màu?

Để giữ cho không khí khô ráo người ta dùng những biện pháp trong đó có biện pháp dùng chất hút ẩm. Chất hút ẩm là những chất có khả năng hấp thụ mạnh hơi nước trong không khí. Người Trung Quốc thời cổ đại biết cách dùng vôi sống để bảo quản dược liệu, chè là những sản phẩm cần giữ ở trạng thái khô ráo, vì chúng dễ hấp thụ hơi nước và sẽ hư hỏng do hơi ẩm. Ngày nay ở các phòng thí nghiệm, người ta hay dùng axit sunfuric đậm đặc làm chất hút ẩm.

Chất hút ẩm; Silicagel.



Do vôi sống và axit sunfuric đặc có tác dụng ăn mòn rất mạnh nên phạm vi sử dụng chúng làm chất hút ẩm bị hạn chế. Ví dụ khi cần bảo quản một máy chiếu phim, người ta không thể dùng vôi sống hoặc axit sunfuric để làm chất hút ẩm. Bởi vì chỉ cần sơ suất một chút là máy chiếu phim có thể bị axit sunfuric và vôi sống ăn mòn và sẽ bị hư hỏng. Vì vậy cần tìm một chất hút ẩm vừa không có tính ăn mòn, vừa không độc, là những chất ở thể rắn có tính hút nước mạnh.

Nếu có lúc nào đó, bạn mở bao bì của một máy chiếu phim, hoặc túi đựng dược phẩm, máy móc quý, bạn sẽ thấy bên trong có những túi nhỏ bằng vải hoặc bằng giấy chứa đầy các hạt chất hút ẩm: đó là các hạt silicagel.

Chất hút ẩm; Silicagel.

Người ta cho thủy tinh lỏng (có thành phần hoá học là natri silicat Na2SiO3) tác dụng với axit sẽ tạo thành axit silicxic (H2SiO3), cho sấy khô để đuổi nước ta sẽ nhận được các hạt rắn đục đó là silicagel. Các hạt silicagel thường có kích thước cỡ hạt đậu tương. Đây là những hạt rắn có nhiều lỗ nhỏ, diện tích bề mặt chung của các lỗ nhỏ khá lớn nên có tác dụng hút nước mạnh. Silicagel có khả năng hút lượng nước đến gần 40% khối lượng chung. Dùng silicagel làm chất hút ẩm có nhiều ưu điểm: không mùi vị, không độc, không có tác dụng ăn mòn. Một đặc điểm quý giá nữa của silicagel là sau khi đã hấp phụ no nước chỉ cần đem sấy ở 120°C hoặc đem phơi nắng là có thể lại sử dụng để làm chất hút ẩm. Trong quá trình chế tạo silicagel nếu đem ngâm các hạt silicagel vào dung dịch muối coban clorua, ta có thể thu được các hạt silicagel có màu. Khi hạt silicagel có màu xanh là các hạt silicagel chưa hút nước, có thể dùng chúng làm chất hút ẩm. Khi hạt silicagel hút nước đến mức độ nào đó thì chúng sẽ biến thành màu đỏ, báo hiệu silicagel đã hút nhiều nước cần phải đem sấy, phơi khô các hạt lại có màu xanh thì mới có thể dùng làm chất hút ẩm được. Nguyên do là khi coban clorua ở trạng thái không nước (trạng thái khan) sẽ có màu xanh. Sau khi hấp thụ nước, coban clorua sẽ trở thành trạng thái kết tinh với các phân tử nước có màu đỏ. Sau khi sấy ở nhiệt độ cao, nước kết tinh trong tinh thể coban clorua sẽ bị bay hơi hết và trở lại coban clorua khan và lại có màu xanh. Như vậy nhìn vào màu của silicagel mà người ta biết liệu có thể dùng silicagel làm chất hút ẩm được không. Điều đó quả là tiện lợi.

Bạn đọc bài mới : 

Vì sao từ một loại dung dịch muối lại mọc ra các "cây kim loại" kỳ lạ?

Từ khoá: Chất hút ẩm; Silicagel.

Vì sao từ một loại dung dịch muối lại mọc ra các "cây kim loại" kỳ lạ?

Các bạn đã từng được thấy "cây kim loại" mọc ra từ một số dung dịch muối trong các thí nghiệm hoá học chưa?

Bạn hãy lấy một bình cầu thí nghiệm đáy bằng, cho vào đó dung dịch chì axetat, khoảng nửa dung tích của bình. Đậy nắp bình bằng một nút cao su. Dùng một sợi dây vải xuyên qua nút cao su. Cuối sợi dây có buộc một dây kẽm nhỏ, cho đầu dây kẽm nhúng vào dung dịch chì axetat. Để yên dung dịch sau vài ba ngày. Bạn sẽ thấy trên đầu dây kẽm xuất hiện một "cây kim loại" sáng lung linh.

Vậy "cây kim loại" này từ đâu mà ra? Đó là do khi ta nhúng dây kẽm vào dung dịch chì axetat, giữa dây kẽm và dung dịch chì axetat đã xảy ra phản ứng hoá học. Kẽm là kim loại hoạt động hơn chì nên khi kẽm tiếp xúc với dung dịch chì axetat, kẽm từ dây kẽm sẽ đi vào dung dịch, còn chì từ dung dịch sẽ kết đọng trên dây kẽm ở dạng chì kim loại. Điều này tương tự như chì và kẽm đã thay đổi chỗ cho nhau trên dây kẽm và dung dịch, và người ta gọi đây là phản ứng trao đổi. Lượng chì bám trên bề mặt càng lớn dần lên và tạo thành "cây chì".

Loại phản ứng trao đổi như trên được sử dụng khá rộng rãi. Ví dụ trước đây trong quá trình luyện đồng theo đường lối ướt, người ta dùng các lá sắt cho vào dung dịch đồng sunfat và xảy ra phản ứng trao đổi đồng và sắt, đồng sẽ bị đẩy ra khỏi dung dịch. Bằng cách tương tự người ta thu hồi bạc từ dung dịch định hình trong quá trình in tráng phim ảnh, cũng như dùng đồng để đẩy bạc ra khỏi dung dịch bằng phản ứng trao đổi.

Nhưng không phải bất kỳ kim loại nào cũng có thể dùng phản ứng trao đổi để đẩy kim loại đó ra khỏi dung dịch. Bạn thử dùng một dây bạc nhúng vào dung dịch đồng thì cho dù bạn có để kéo dài hết ngày này sang ngày khác, bạn cũng không thể nhận được một "cây đồng" nào từ quá trình này. Bởi vì chỉ có kim loại hoạt động hơn mới đẩy được kim loại ít hoạt động hơn ra khỏi dung dịch muối của kim loại đó, nếu làm ngược lại thì sẽ không thu được kết quả. Từ các ví dụ tạo "cây kim loại" đã nêu trên ta thấy: do kẽm hoạt động hơn chì, còn sắt hoạt động hơn đồng nên ta có thể tiến hành phản ứng trao đổi. Nhờ đó qua một loạt phản ứng hoá học tiến hành, người ta có thể sắp xếp các kim loại thành dãy hoạt động: Nhôm, kẽm, sắt, đồng, bạc… và chỉ có tuân thủ theo dãy hoạt động như trên mới có thể thực hiện được phản ứng trao đổi.
Bạn đọc : 

Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?



Từ khoá: Phản ứng trao đổi; Kim loại hoạt động.
Phản ứng trao đổi; Kim loại hoạt động.
Cây kim loại

Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?

Bạn đã xem các trận thi đấu thể thao nào chưa? Các vận động viên thể thao có thân thể tráng kiện, động tác thuần thục chính xác, đẹp mắt khiến người ta thán phục. Không biết các bạn có chú ý đến một chi tiết là trước khi các vận động viên tiến hành thi đấu họ thường xoa vào lòng bàn tay một chất bột màu trắng trước khi cầm lấy các dụng cụ thể thao, các vũ khí (khi diễn các động tác võ thuật có vũ khí). Bạn có biết loại bột trắng đó là gì không, và tại sao họ lại làm như vậy?
Magiê cacbonat
xoa bột trắng vào lòng bàn  tay


Loại bột màu trắng có tên gọi là "magiê cacbonat" người ta vẫn thường gọi là "bột magiê". Magiê cacbonat là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi tiến hành thi đấu, bàn tay của các vận động viên thường có nhiều mồ hôi. Điều đó đối với các vận động viên thi đấu thể thao hết sức bất lợi. Khi có nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay sẽ làm giảm độ ma sát, khiến các vận động viên sẽ không nắm chắc được các khí cụ, vũ khí thao diễn. Điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự chính xác của các động tác, mà còn có thể làm các vận động viên đánh rơi các dụng cụ, vũ khí, gây nguy hiểm, thậm chí gây thương tích. Magiê cacbonat có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao, giúp vận động viên có thể nắm chắc được dụng cụ, giúp cho việc thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.

Ngoài ra với các vận động viên giàu kinh nghiệm, họ có thể lợi dụng khoảnh khắc "xoa bột" làm giảm bớt tâm lý căng thẳng; sắp xếp lại trình tự thực hiện thao tác, ôn lại các yếu lĩnh, chuẩn bị tốt hơn tâm lý thi đấu để thực hiện các thao tác tốt nhất.

Không chỉ các vận động viên thi đấu điền kinh nhẹ mà các vận động viên cử tạ cũng cần xoa tay bằng magiê cacbonat. Vì vậy tại các cuộc thi đấu thể thao và cử tạ, magiê cacbonat là một loại vật dụng đặc biệt dùng cho thi đấu. Chớ nên coi thường loại bột trắng này, chính nhờ nó mà các vận động viên có thể nâng cao thành tích thi đấu của mình.
Tìm hiểu thêm : 

Làm thế nào để phát hiện được vết tay vô hình?



Từ khoá: Magiê cacbonat.
Làm thế nào để phát hiện được vết tay vô hình?

Làm thế nào để phát hiện được vết tay vô hình?

Vân tay chính là hình của da đầu ngón tay của mỗi người, do mồ hôi tiết qua kẽ da để lại. Với mỗi người có vết vân tay riêng, không ai giống ai, cho dù với cả các đôi song sinh cũng vậy. Vì vậy vết vân tay được dùng để phân biệt, để đánh dấu cho mỗi người. Việc phát hiện vết vân tay là một biện pháp quan trọng trong công tác trinh sát, cũng là một cách biểu hiện khá lý thú về các biểu hiện của phản ứng hoá học.

Ngày nay người ta đã tìm được nhiều biện pháp kỹ thuật cao để các vân tay vô hình hiện rõ ra trước mắt. Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng một biện pháp thử nghiệm khá đơn giản để hiện hình các vết vân tay vô hình. Chúng ta thử dùng đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa in lên một tờ giấy trắng, sạch. Ta sẽ thấy trên tờ giấy trắng không hề có một vết tích gì của vết đầu ngón tay. Lấy một ống nghiệm thủy tinh, cho vào đó mấy tinh thể iot rồi đem hơ nóng nhẹ trên một ngọn đèn cồn. Iot trong ống nghiệm bị đốt nóng sẽ thăng hoa thành hơi iot bay lên. Đem tờ giấy đã in vết ngón tay hơ lên miệng ống nghiệm tại chỗ hơi iot bay ra từ miệng ống nghiệm. Một lúc sau trên tờ giấy đã xuất hiện rõ vết vân tay.

Vì sao hơi iot lại làm hiện ra vết vân tay vô hình? Nguyên do là trên tờ giấy đã có một lượng ít chất dầu tiết ra từ bề mặt da. Trung bình trong một ngày đêm, trên bề mặt da người tiết ra khoảng 15 - 40g chất dầu béo. Cũng có người trong một ngày đêm có thể tiết ra trên bề mặt da đến 45g dầu béo. Khi bạn in đầu ngón tay lên tờ giấy trắng, vì lượng dầu béo trên đầu ngón tay rất ít nên sẽ không để lại dấu vết mà mắt thường có thể nhận biết được.

Dầu và nước là hai chất không trộn lẫn được với nhau. Người ta nói giữa dầu và nước là "không thân thiện" với nhau. Còn dầu và iot vốn là "các bạn tốt" với nhau nên iot rất dễ hoà tan vào dầu nên có thể hoà tan vào vết dầu của vân đầu ngón tay. Vì iot có màu sẫm nên chỉ cần một ít lượng iot trong hơi iot hoà tan vào vết dầu do vân tay để lại cũng làm hiện rõ vết vân tay trên giấy trắng.

Nếu trước khi in đầu ngón tay trên giấy, bạn rửa sạch tay bằng xà phòng thì trên giấy sẽ không để lại vết dầu của vân đầu ngón tay. Vì vậy, nếu bây giờ bạn đem tờ giấy hơ lên hơi iot bạn sẽ không thấy có vết tích gì. Nếu bạn lại xoa tay lên mặt, lên tóc rồi lại in lên tờ giấy, lại đem hơ lên hơi iot, bạn sẽ thấy hiện ra vết vân tay. Không tin bạn thử tiến hành thí nghiệm sẽ thấy kết quả.
Bạn đọc thêm : 

Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu?

Từ khoá: Vết vân tay; Iot.

Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu?

Ngày nay do trình độ phát triển của xã hội, đã xuất hiện nhiều đường cao tốc. Trên các đưòng cao tốc, các phương tiện giao thông có thể đi lại với tốc độ rất cao. Trên các đường cao tốc này nếu lái xe đã uống rượu thì rất dễ xảy ra tai nạn. Vì vậy cơ quan quản lý giao thông nghiêm cấm các lái xe điều khiển xe cộ sau khi đã uống rượu.
máy đo nồng độ cồn


Để kiểm tra các lái xe có uống rượu hay không khi đã lái xe, các cảnh sát giao thông cần có các biện pháp kiểm tra đơn giản nhưng phải chính xác, nhanh chóng. Muốn làm được việc đó các nhân viên kiểm tra giao thông phải nhờ đến hoá học.

Cho dù việc phân tích được tiến hành theo phương pháp nào thì cũng phải đạt yêu cầu là nhanh chóng, chính xác, phát hiện được các lái xe có uống rượu hay không.

Thành phần chính của các loại thức nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính chủ yếu của rượu etylic là dễ bị oxi hoá và khi rượu gặp các chất oxy hoá thì chất oxy hoá dễ khử để trở thành dạng khử tương ứng của chất oxy hoá đó. Có rất nhiều chất oxy hoá có thể tác dụng với rượu nhưng người ta chọn một chất oxy hoá là oxit crom hoá trị +6 có công thức là CrO3. Đây là một chất oxy hoá rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit crom hoá trị 6+ khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit crom hoá trị ba (+3). Crom (III) oxit là hợp chất có màu xanh đen.

Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích có chứa bột crom

(VI) oxit. Khi lái xe hà hơi thở vào dụng cụ phân tích, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với crom (VI) oxit và biến thành crom (III) oxit, khi đó bột sẽ chuyển thành màu xanh đen. Đây là thiết bị kiểm tra rượu hết sức nhạy và không người lái xe nào đã uống rượu mà có thể lọt lưới. Đây là biện pháp nhằm cấm các lái xe đã uống rượu mà lại lái xe, ngăn chặn xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Với các thiết bị kiểm tra kiểu cũ, sự đổi màu của crom oxit được bộ cảm biến điện tử nhận dạng và chuyển thành tín hiệu âm thanh (ví dụ tiếng ong kêu) để báo cho nhân viên kiểm tra. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự đổi màu được ghi nhận và thông qua kỹ thuật số sẽ hiện thành chữ số hoặc bằng lời văn trên mạng tinh thể lỏng nhờ đó kiểm tra viên sẽ đánh giá chính xác mức độ uống rượu của lái xe.
Bài viết mới : 

Vì sao mặt nạ phòng độc lại chống được khí độc?

Từ khoá: Rượu; Crom (VI) oxit.
Vì sao mặt nạ phòng độc lại chống được khí độc?

Vì sao mặt nạ phòng độc lại chống được khí độc?

Tháng 4 năm 1915, vào một ngày trời râm mát, binh sĩ liên quân Anh - Pháp đang đồn trú dưới chiến hào, chiến trường hoàn toàn yên tĩnh.

Đột nhiên từ phía quân Đức tràn tới một vùng chất khí màu vàng như một màng yêu khí theo gió bay về phía liên quân Anh, Pháp. Vì không hề có phòng bị, liên quân Anh Pháp hoàn toàn hỗn loạn. Trong chiến hào vang lên tiếng ho, tiếng gào thét. Quân Đức đã xả khí clo về phía liên quân Anh, Pháp. Đó là lần đầu tiên khí độc được sử dụng trong chiến tranh hiện đại. Từ đó mở màn cho cuộc chiến tranh hoá học.

Người ta đã sử dụng rất nhiều loại chất độc hoá học. Ngoài khí clo, người ta còn dùng loại khí độc gây tổn hại thần kinh như sarin, soman (C7H16O2PF) có chất độc làm bỏng da, có chất độc gây ngạt (như photgen COCl2)…

Để đối phó với các loại vũ khí hoá học, các nhà khoa học đã phải tiến hành nghiên cứu trong một thời gian dài. Rõ ràng là việc tìm một số chất để tiêu trừ một số chất độc nào đó chưa đủ. Cần phải tìm được một biện pháp chung có thể đối phó (chí ít là phần lớn) với chất độc.

Qua quá trình nghiên cứu, người ta tìm thấy phần lớn các chất độc trong điều kiện nhiệt độ thường ở dạng chất lỏng hoặc chất rắn có nhiệt độ sôi khá cao. Trong khi đó thì oxy cần cho quá trình hô hấp lại có nhiệt độ sôi rất thấp (-183°C). Oxy có nhiệt độ sôi thấp nên lực hấp dẫn giữa các phân tử của chúng rất bé, còn các chất có nhiệt độ sôi cao thì lực hấp dẫn giữa các phân tử của chúng sẽ lớn.

Các nhà khoa học đã tìm được cách tách biệt hữu hiệu giữa oxy và các chất độc đó, là dùng than hoạt tính. Than hoạt tính được chế tạo bằng cách dùng các vật liệu chứa nhiều cacbon như gỗ hoặc tốt hơn là vỏ hạt hồ đào, vỏ dừa đem đốt ở nhiệt độ cao trong điều kiện thiếu không khí để biến thành than gỗ. Sau đó cho than gỗ xử lý bằng hơi nước quá nhiệt để loại bỏ lớp dầu trong các lỗ trong than gỗ, làm cho các lỗ trong than gỗ trở thành các lỗ trống liên thông với nhau và diện tích bề mặt của than gỗ sẽ trở nên rất lớn. Than gỗ qua quá trình xử lý như trên sẽ trở thành than hoạt tính.

Than hoạt tính thường có dạng những hạt nhỏ hoặc bột có màu đen. Diện tích bề mặt của than hoạt tính rất lớn. Trung bình 1g than hoạt tính có diện tích bề mặt đến hơn 1000 m2. Khi than hoạt tính tiếp xúc với các chất khí hoặc chất lỏng, do có diện tích bề mặt rất lớn nên than hoạt tính có thể hấp phụ lên bề mặt nhiều loại phân tử, đặc biệt với các phân tử có lực hấp dẫn giữa các phân tử lớn. Nhờ đó một biện pháp có thể đối phó với đại đa số các chất độc đã được tìm ra đó chính là các mặt nạ chống độc.

Hiện nay chủ yếu người ta thường sử dụng các mặt nạ phòng độc dựa vào khả năng lọc của mặt nạ. Mặt nạ được tạo ra do một công cụ chế tạo bằng chất liệu lọc che kín mặt. Chất liệu lọc có thể lọc chất độc, lọc khói, sắp xếp thành nhiều lớp. Trong các lớp lọc có các lớp lọc khói độc là những chất độc ở dạng các hạt rắn hoặc các giọt nhỏ chất độc ở dạng chất lỏng. Trong các tầng chất liệu lọc có than hoạt tính dùng để hấp phụ các chất độc ở dạng hơi hoặc khí trong không khí. Để tăng cường hiệu quả phòng độc của than hoạt tính, trước hết người ta cho ngâm than hoạt tính vào các dung dịch có chứa các oxit đồng, bạc, crom với lượng rất nhỏ để cho bề mặt than hoạt tính có chứa một lượng rất nhỏ các oxit đó. Khi các chất độc bị hấp phụ lên bề mặt của than hoạt tính, do tác dụng xúc tác của các oxit bạc, đồng, crom, các chất độc bị phân giải thành các chất không độc. Khi các chất độc được lọc qua các lớp lọc, bị hấp phụ và tiêu độc đồng thời cũng không ngừng cung cấp oxy cho hô hấp của người.
Tìm hiểu thêm : 

Khí độc quân dụng là gì?

Từ khoá: Than hoạt tính; Khí độc; Tác dụng hấp phụ.
Khí độc quân dụng là gì?

Khí độc quân dụng là gì?

Khí độc được dùng sớm nhất trên chiến trường là khí clo. Khí độc clo được sử dụng đầu tiên trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, vào năm 1915. Mãi đến năm 1925 mới có công ước quốc tế Giơnevơ cấm dùng khí độc, nhưng việc sử dụng khí độc trên chiến trường không những không dừng lại mà còn phát triển mạnh hơn.

Vậy thế nào là khí độc quân dụng?

Loại khí độc có tên thường gọi là "khí mù tạt" đã từng nổi tiếng là kẻ “sát thủ" (kẻ giết người) đã có lịch sử hơn 100 năm. Đây là loại khí độc có tên hoá học là 2,2 - dichloroactyl sulfide (ClCH2CH2SCH2CH2Cl), dạng tinh khiết là loại chất lỏng sánh như dầu, không màu. Dạng thô thường có màu nâu vàng. Vì loại hợp chất này có mùi của bột mù tạt nên cũng thường được gọi là khí mù tạt. Loại hợp chất này do nhà hoá học Nga Nicolai Zenlenski ngẫu nhiên phát hiện được khi ông tiến hành lưu hoá đicloietyl trong phòng thí nghiệm. Loại chất độc này đã làm bỏng rộp da tay của Zenlinski và làm ông suýt mất mạng. Về sau có người đã ghi chép lại phương pháp điều chế 2,2 - dichloroactyl sulfide và công bố trong một tập sách hoá học. Vào thời bấy giờ, không có ai lại nghĩ đến việc có ngày 2,2 - dichloroactyl sulfide được sử dụng làm khí độc để tàn sát người trên chiến trường.

Nhưng một loại chất độc, loại "thần chết" làm người ta kinh sợ là chất độc sarin. Đây là loại chất lỏng không màu, trong suốt giống như nước máy tinh khiết, thậm chí còn phát ra mùi vị ngọt như mùi táo, đặc biệt đây là loại chất lỏng rất dễ bay hơi. Khi mới ngửi thấy mùi sarin, khiến người ta theo bản năng hít sâu mấy hơi, thế nhưng chỉ một lúc sau sẽ thấy buồn nôn, mấy phút sau đồng tử co lại, đầu đau như búa bổ, toàn thân co quắp, nhiễm độc nặng sẽ nhanh chóng bị tử vong. Một phát hiện nữa làm người ta khiếp sợ là nếu phối hợp chất độc sarin với chất độc mù tạt thì độc tính của chất độc sẽ tăng gấp 5 lần khi dùng riêng rẽ. Vào năm 1995, vụ án chất độc ở đường tàu điện ngầm ở Nhật Bản chính là do chất độc sarin gây nên.

Ngoài ra còn có loại khí độc "bizi" có tác dụng phá hoại. Bizi: Gọi tên tắt của từ đầu các tiếng Anh tên hoá chất B.Z, có công thức nguyên C9H15O3N (với tên gọi 2- hyđroxybenzo - 3 - este quinolinat) rất mạnh khả năng điều tiết hệ thần kinh trung ương. Các nhà khoa học đã thử cho một con mèo ngửi mùi "bizi" rồi đưa một con chuột đến trước mặt mèo, con mèo vốn rất ham bắt chuột này có phản ứng khác thường là quay đầu bỏ chạy. Hiện tại chất độc "bizi" còn chưa xuất hiện trên chiến trường.

Trong thực tế người bình thường khi ngửi phải hơi bizi lập tức bị mất trí nhớ hoàn toàn, thần kinh hoảng loạn, không tự chủ được hành động. Phải sau hàng chục giờ đồng hồ, độc tính trong cơ thể mất dần và người ta dần dần được hồi phục.

Có rất nhiều loại khí độc hoá học. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất đến nay, chất độc hoá học đã giết hại đến hàng triệu sinh mạng, là một loại vũ khí hết sức vô nhân đạo. Mong cho loại khí độc hoá học nhanh chóng bị tiêu huỷ trên toàn cõi Trái Đất.
Bạn đọc thêm : 

Vì sao không thể dùng trực tiếp nitơ làm phân bón?


Từ khoá: Khí độc; Khí clo; Khí độc mù tạt; Sarin; Bizi.
Vì sao không thể dùng trực tiếp nitơ làm phân bón?

Vì sao không thể dùng trực tiếp nitơ làm phân bón?

Do tác dụng của phản ứng quang học, thực vật đã từ cacbon đioxit và hơi nước hấp thụ được trong không khí mà từ các nguyên tố hyđro, oxy và cacbon đã tổng hợp được tinh bột, chất sợi, mỡ… Nhưng để làm cơ sở tạo nên sự sống là tạo nên chất protein thì ngoài các nguyên tố cacbon, hyđro và oxy còn cần có nitơ (chứa đến 16,5% nitơ). Có thể nói không có chất protein thì không có sự sống, mà không có nitơ thì không có protein.

Cho dù là lượng nitơ trong không khí là rất lớn, nhưng lại tồn tại ở dạng khí nitơ là hình thức tồn tại mà thực vật không thể trực tiếp hấp thụ được. Vì các phân tử nitơ trong không khí là do hai nguyên tử nitơ kết hợp với nhau bằng một liên kết hoá học rất bền và có tính trơ. Cho nên dù thực vật được bao trùm trong bầu không khí nitơ, nhưng với đa số thực vật thì thường hay gặp "tình trạng thiếu đạm". Trong số các thực vật chỉ có thực vật họ đậu, thông qua các nốt sần ở rễ cây mà có thể trực tiếp biến nitơ từ không khí thành các hợp chất mà cây có thể hấp thụ được.

Từ đầu thế kỷ XX, nhiều nhà hoá học đã nghiên cứu để biến nitơ trong không khí thành các hợp chất chứa nitơ. Trải qua nhiều lần thất bại, cuối cùng người ta đã tìm ra biện pháp: Dưới điều kiện nhiệt độ cao (≈ 500°C) và áp suất cao (khoảng 200 atm), với sự xúc tác của hợp chất sắt, sẽ sản xuất được amoniac. Từ amoniac người ta có thể sản xuất các loại phân bón chứa nitơ khác nhau: amoni sunfat, amoni nitrat, amoni cacbonat, amoni photphat… Theo tính toán, cứ trên khoảng không của 1000 m2 mặt đất có đến khoảng 10 triệu tấn nitơ. Nếu đem toàn bộ lượng nitơ này sản xuất thành phân bón rồi đem bón ruộng thì người ta có thể tăng sản lượng lương thực trên 1000 m2 đất ấy đến 4 triệu tấn.

Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng được các nhà máy sản xuất ở quy mô lớn. Thế nhưng việc sản xuất phân đạm theo phương pháp tổng hợp cần tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng và gây ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đang bỏ công sức nghiên cứu kỹ thuật "cố định đạm theo con đường sinh vật". Kết quả nghiên cứu chứng minh con đường sản xuất amoniac bằng kỹ thuật "cố định đạm sinh vật" có thể được tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ thường, không tốn năng lượng, không gây ô nhiễm mà lại đạt được hiệu suất chuyển hoá rất cao. Có thể tin rằng trong tương lai không xa kỹ thuật "cố định đạm sinh vật" giúp cho loài người sản xuất được nhiều lương thực và các nông sản khác.
Tìm hiểu thêm : 

Vì sao hạt trai lại sáng óng ánh?


Chi tiết : giải bài tập hóa học
Từ khoá: Nitơ; Phân đạm; Cố định đạm sinh vật.
Vì sao hạt trai lại sáng óng ánh?

Vì sao hạt trai lại sáng óng ánh?


Ngọc trai do một loại sò ngọc tiết ra trong quá trình sinh trưởng. Khi có các hạt cát, ký sinh trùng hoặc dị vật bất kỳ, ngẫu nhiên lọt vào trong vỏ sò, con sò lập tức sẽ tiết ra các hợp chất protein và canxi cacbonat để bao bọc hạt cát, dị vật. Hết ngày này qua ngày khác, một viên ngọc trai sáng lấp lánh được hình thành. Ngọc trai được đánh giá cao do vẻ sáng lấp lánh của nó. Vì sao ngọc trai lại có thể sáng lấp lánh như vậy?

Nguyên do là ở mặt ngoài của ngọc trai có bọc một lớp chất keo sáng bóng, chính lớp keo này làm nên vẻ đẹp của ngọc trai. Hơn 90% lớp vỏ bóng này là canxi cacbonat, ngoài ra còn có một ít hợp chất hữu cơ, một ít kim loại và một số các giọt nước kích thước rất bé. Chính các hạt rắn và các giọt chất lỏng nhỏ li ti tạo nên một lớp có khả năng chiết xạ ánh sáng lớn, chính nhờ đó mà khi được ánh sáng chiếu vào, ngọc trai sẽ phát sáng lấp lánh rất đẹp mắt.

Do ngọc trai vốn không được ổn định lắm, nên ngọc trai thường có tuổi thọ xác định. Một viên ngọc trai thường có "tuổi thọ" khoảng 100 năm. Sau một thời gian dài, lớp nước ở ngoài mặt có thể bị bay đi hết, và viên ngọc trai sẽ bị mờ, bị "lì" đi, cuối cùng sẽ mất màu, thậm chí bị vỡ nát. Vì vậy các viên ngọc trai cổ không thể lưu giữ được đến ngày nay.

Ngọc trai thường có bốn loại chính: màu trắng, màu vàng, màu xanh nhạt và màu phấn hồng, trong đó loại ngọc trai màu phấn hồng là quý nhất. Lớp vỏ của ngọc trai do một loại protein màu trắng là pocphirin kết hợp với một số kim loại thành thể pocphirin. Khi pocphirin kết hợp với nguyên tố kim loại khác nhau sẽ cho các thể pocphirin khác nhau, tạo nên màu sắc khác nhau của ngọc trai. Ví dụ ngọc trai có màu phấn hồng là có chứa kim loại natri và kẽm, ngọc trai có màu vàng là có chứa đồng và khá nhiều kim loại bạc. Ngoài ra phụ thuộc thể pocphirin nhiều hoặc ít mà có thể có màu đậm nhạt khác nhau.

Ngoài tác dụng làm đồ trang sức, ngọc trai còn là một dược phẩm quý trong đông y. Ngọc trai có tác dụng an thần, giải độc, mạnh cơ, thanh nhiệt, làm sáng mắt. Vì vậy trong các loại thuốc hoàn tán như: Trân châu hoàn, lục thần hoàn, an cung ngưu hoàng hàn, thuốc bổ mắt bát bửu đã dùng ngọc trai làm thành phần chính.
Tìm hiểu thêm : 

Vì sao loại sơn đáy thuyền, tàu lại phải khác sơn thường?


Trang chủ :  giải bài tập hóa


Từ khoá: Ngọc trai; Bản chất ngọc trai.

Vì sao loại sơn đáy thuyền, tàu lại phải khác sơn thường?

Ngày xưa, một chiếc thuyền mới sơn, sau khi hạ thuỷ được ba tháng, tốc độ của thuyền sẽ giảm đi 10% so với lúc mới hạ thuỷ. Tàu thuyền lưu hành sau nửa năm tốc độ chỉ còn khoảng một nửa so với lúc mới hạ thuỷ.
Sơn đáy thuyền, tàu; Sơn thường


Nguyên nhân của hiện tượng trên liệu có phải do động cơ tàu thuyền bị hư hỏng hay do vỏ thuyền, tàu bị mục nát gây nên chăng? Cả hai yếu tố vừa nêu trên đều không phải.

Khi kéo tàu thuyền vào âu thuyền để sửa chữa, toàn bộ đáy thuyền lộ ra khỏi mặt nước. Bấy giờ người ta mới rõ nguyên nhân: Phần đáy thuyền chìm dưới nước xuất hiện chi chít các "chùm gai góc" và chính các "chùm gai góc" này đã ngăn cản tàu thuyền lướt nhanh. Thế các chùm gai nhọn này là gì vậy? Chúng ta biết rằng, trong nước đại dương có nhiều loại sinh vật sống trôi nổi như: rong, sò, hà, trùng đục lỗ, khi còn ở dạng ấu trùng chúng thường trôi nổi trên mặt biển. Khi gặp tàu thuyền chúng lập tức bám vào đáy tàu thuyền, lấy đáy tàu thuyền làm "đất sống" hết ngày này qua ngày khác. Đặc biệt ở các vùng biển nhiệt đới, các loại sinh vật này càng nhiều và phát triển càng nhanh.
Sơn đáy thuyền, tàu; Sơn thường


Từ khi vỏ đáy thuyền bị các "cư dân" này bám vào và phát triển, tốc độ chuyển động của thuyền sẽ ngày càng chậm dần. Theo như tính toán chỉ cần 46% diện tích đáy tàu thuyền có một lớp sinh vật dày 4mm thì phải tăng động lực của tàu thuyền lên 5% thì mới duy trì được tốc độ chuyển động như cũ.

Chính vì vậy người ta đã phải chọn cách sơn đáy tàu thuyền bằng loại sơn đặc biệt. Trong loại sơn này có chứa một số chất độc như: đồng (I) oxit, hợp chất có chứa thủy ngân, hợp chất hữu cơ có chứa thiếc… Vì lớp sơn có chứa các chất độc như vậy nên khi các sinh vật có hại bám vào đáy thuyền, lập tức chúng bị chết ngay và không thể bám vào đáy thuyền và phát triển, gây hại được.

Bây giờ chắc các bạn đã rõ sơn đáy thuyền có một số tác dụng đặc thù để ngăn chặn các sinh vật có hại sống bám vào đáy thuyền.
Bạn đọc thêm : 

Vì sao có loại hoá phẩm phải được đựng trong các bình chứa màu nâu?


giải bài tập hóa học
Từ khoá: Sơn đáy thuyền, tàu; Sơn thường.
Vì sao có loại hoá phẩm phải được đựng trong các bình chứa màu nâu?

Vì sao có loại hoá phẩm phải được đựng trong các bình chứa màu nâu?

Ánh sáng Mặt Trời rực rỡ gây nên nhiều biến đổi quan trọng: Biến hàng vạn tấn nước thành hơi nước, làm tan băng tuyết, làm tăng nhiệt độ không khí và tạo nên gió.

Ánh sáng Mặt Trời gây các phản ứng hoá học trong vật chất. Dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời, vải vóc bị bạc màu (phản ứng oxy hoá); gây phản ứng cảm quang cho phim, giấy ảnh (phản ứng phân giải); trong chất diệp lục, nước và cacbon đioxit tiến hành phản ứng quang hoá biến thành đường glucoza; photpho trắng biến thành photpho đỏ (phản ứng thay đổi cấu trúc)… Khi Mặt Trời lặn xuống ở phía Tây và màn đêm buông xuống, các phản ứng nói trên nói chung sẽ dừng lại. Rõ ràng là ánh sáng có tác dụng khá quan trọng trong các phản ứng hoá học. Vì ánh sáng là một loại năng lượng nên có thể kích thích các phân tử vật chất để gây ra các phản ứng hoá học. Như Enstein đã nói: "Một quang tử có thể thúc đẩy một phân tử gây ra phản ứng".

Nhiều phản ứng hoá học gắn chặt với ánh sáng. Nhiều khi ánh sáng cũng gây ra một số sự việc rắc rối do ánh sáng gây ra nhiều phản ứng hoá học trong vật chất. Khi ta chụp ảnh, rõ ràng không thể thiếu ánh sáng, nhưng khi bảo quản phim lại phải dùng giấy đen để bọc kỹ phim, không để ánh sáng lọt vào.

Trong phòng thí nghiệm, có nhiều loại hoá chất cần phải được đựng trong các bình đựng màu nâu cũng vì lý do tương tự. Nhờ đựng trong các bình đựng màu sẫm mà làm giảm bớt cường độ ánh sáng hoặc che hết ánh sáng, nhờ đó hoá chất sẽ không bị phân huỷ và sẽ bảo quản được lâu dài hơn.
Các bài viết khác : 

Kim loại nào nhẹ nhất?



Từ khoá: Ánh sáng; Hoá chất; Bình đựng màu nâu.
Kim loại nào nhẹ nhất?

Kim loại nào nhẹ nhất?

Nếu có người bảo có thể dùng dao cắt kim loại thành lát mỏng chắc bạn sẽ không tin. Thế nhưng sự thực lại có nhiều kim loại như vậy, liti là một trong các kim loại đó. Liti là kim loại nhẹ nhất, khối lượng riêng của liti chỉ là 0,543g cho một centimet khối (ở 21°C), vì vậy liti có thể nổi trên mặt xăng, dầu. Liti có màu trắng bạc loé mắt, khi tiếp xúc với không khí thì bề mặt kim loại sẽ mất vẻ sáng loáng và sẫm lại. Liti tác dụng với nước và giải phóng hyđro. Liti có thể bốc cháy mãnh liệt như thuốc nổ.

Một khi mà liti không chịu được tác dụng của không khí, không chịu được tác dụng của nước thì liệu còn có thể dùng được vào việc gì? Trước đây đã có lúc người ta cho liti là kim loại vô dụng, thế nhưng nhà phát minh vĩ đại Eđixơn đã không bỏ qua liti. Chính Eđixơn đã dùng liti oxit làm dung dịch điện giải cho pin, ăcquy, đã tăng cường tính năng của pin lên rất nhiều. Chính loại pin này, trong đại chiến thế giới lần thứ nhất là loại vật dụng không thể thiếu được trong các tàu ngầm. Ngày nay loại pin này được sử dụng rộng rãi trong máy kích động nhịp đập của tim, dùng trong điện thoại di động.

Liti có hai loại đồng vị là Li - 6 và Li -7 có tính chất hoá học hầu như giống nhau, nhưng phạm vi sử dụng của chúng lại khác nhau hoàn toàn. Li - 6 được dùng trong các ngành kỹ thuật mũi nhọn, còn Li - 7 chủ yếu phục vụ cho sản xuất công - nông nghiệp.

Trong các ngòi nổ của bom nguyên tử hay bom khinh khí có lớp vỏ bọc dày bằng Li - 6 để khống chế quá trình phản ứng.

Ở các máy móc cơ khí, khi vận hành cần có dầu bôi trơn giúp cho bộ máy cơ khí vận hành linh hoạt, mặt khác giảm bớt sự mài mòn các chi tiết do ma sát. Thế nhưng các dầu bôi trơn dưới tác dụng của nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, dưới tác dụng của nước sẽ có nhiều biến đổi xấu. Nếu dùng Li - 7 làm phụ gia trong chế tạo dầu bôi trơn thì loại dầu sẽ ít chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, ví dụ có thể làm việc trong giới hạn -50°C đến 160°C.

Trong đời sống hằng ngày, ta thường thấy các loại đồ sành sứ có lớp men bóng như thủy tinh. Trong nguyên liệu sản xuất lớp men bóng này có chứa liti có khả năng làm giảm nhiệt độ nóng chảy của men sành sứ, có tác dụng rút ngắn thời gian nung sản phẩm và làm cho độ bóng của bề mặt sản phẩm được đồng đều. Ngoài ra trong lớp phát quang của các đèn hình trên máy thu hình cũng có chứa liti.

Trong nông nghiệp, liti có tác dụng chống các bệnh cho thực vật. Dùng liti làm phân bón giúp cho tiểu mạch chống được bệnh gỉ sắt, giúp cho cà chua chống được bệnh lụi.
 Tìm hiểu thêm : 

Vì sao thuỷ tinh "thép" đột nhiên bị vỡ?


giải bài tập hóa học
Từ khoá: Liti.
Vì sao thuỷ tinh "thép" đột nhiên bị vỡ?

Vì sao thuỷ tinh "thép" đột nhiên bị vỡ?

Có loại cốc thủy tinh khi rơi trên nền đất cứng chỉ nghe có tiếng “coong, coong" mà không hề bị vỡ. Khi xem kỹ cái cốc, thấy cốc không hề có vết nứt mà vẫn tốt nguyên.

Loại cốc này không phải bằng thủy tinh thường mà bằng thủy tinh "thép". Các tấm kính trên buồng lái xe cũng được chế tạo từ thuỷ tinh “thép". Thủy tinh "thép" không phải hoàn toàn không bị vỡ, chỉ có khác thủy tinh thường là bền chắc hơn nhiều. Một tấm thủy tinh thép dày 6-7mm đặt trên mặt đất phẳng, một quả cầu thép nặng 1kg ở chiều cao 1m rơi vào tấm thuỷ tinh cũng không làm tấm thuỷ tinh thép bị vỡ.

Một khi thuỷ tinh thép bị vỡ sẽ vỡ thành các hạt tròn như hạt đậu, như hạt lựu mà không tạo thành các mảnh có cạnh sắc như thuỷ tinh thường, như là sự "tự phân thân" vậy.

Tính chất của thủy tinh thép quả là đáng chú ý. Thế thủy tinh thép được chế tạo như thế nào?

Trên thực tế, thủy tinh thép chính là "hoá thân" của thủy tinh thường. Trước tiên người ta đem thủy tinh thường cắt thành các mảnh to, nhỏ khác nhau, sau đó mài mòn dần các đường biên, rồi đưa vào lò điện, gia tăng nhiệt độ đến độ làm mềm thủy tinh, cuối cùng đưa thủy tinh nóng vào thiết bị thổi gió, để hai mặt thủy tinh được thổi gió thật đều, làm cho thủy tinh lạnh nhanh và chế tạo thành thủy tinh thép.

Một vật đang rất nóng, đột nhiên bị làm lạnh, người ta gọi đó là sự “tôi".

Thép thủy tinh chính là thủy tinh được tôi, nguyên nhân tạo thủy tinh thép chính là ở đó. Nếu thuỷ tinh được tôi tốt thì do thuỷ tinh được co lại rất đều do làm lạnh có mật độ hết sức lớn, nên không dễ bị vỡ. Nhưng nếu thủy tinh được tôi không tốt, bị làm lạnh không đều nên có chỗ xốp, chỗ đặc khít không đều nhau sẽ sinh ra ứng lực bên trong được gọi là nội ứng lực. Với loại thủy tinh có nội ứng lực, khi chịu sự thay đổi nhiệt độ đột biến, hoặc do tác dụng của ngoại lực hoặc do ảnh hưởng của các chấn động có biên độ nhẹ, nội ứng lực của thuỷ tinh sẽ mất cân bằng và thủy tinh sẽ đột nhiên bị vỡ.

Có lúc một tấm thuỷ tinh thép có chất lượng kém đặt trên bàn sẽ bị vỡ tan "một cách vô cớ".

Khi thuỷ tinh thép bị vỡ, trước tiên sẽ vỡ thành các mảnh lớn, mấy giờ sau lại tiếp tục vỡ thành các mảnh nhỏ hơn, dần dần vỡ thành các hạt rất nhỏ. Hiện tượng kỳ dị này do nội ứng lực của thủy tinh gây ra.
Bạn đọc thêm : 

Vì sao lại nung luyện được các đồ gốm sứ có nhiều màu rực rỡ?




Từ khoá: Thủy tinh thép; Nội lực ứng; Tôi.

Vì sao lại nung luyện được các đồ gốm sứ có nhiều màu rực rỡ?

Trên bát đĩa, chén ta thường thấy ở ngoài mặt có một lớp bóng như thủy tinh, đó là men gốm sứ. Trên lớp men sứ thường có các hoạ tiết, hoa văn rất đẹp, làm mọi người ưa thích.

Đó là do trong men có các kim loại hoặc các oxit kim loại, sau khi nung sẽ có màu khác nhau, đó là các men màu.
Men sứ; Men màu.
họa tiết màu lên men sứ


Trên các đồ gốm sứ thường có các hình vẽ có màu đỏ, màu xanh, màu tím, màu vàng, màu đen… rất ưa nhìn. Trong men, người ta đã khéo léo sử dụng các kim loại hoặc oxit kim loại phối chế thành. Men màu đã xuất hiện trên thế giới từ mấy nghìn năm trước, là kết quả sáng tạo của nhân dân lao động nhiều nước, trong đó có Trung Quốc. Sử dụng men màu có thể chế tạo được các đồ gốm sứ màu sắc đẹp mắt. Đồ hàng gốm sứ Trung Quốc rất nổi tiếng trên thế giới. Trong tiếng Anh từ "gốm sứ" và "Trung Quốc" đều diễn tả bằng từ "China".

Men màu được chế tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau: Coban oxit cho men có màu xanh lam sẫm, crom oxit cho men có màu xanh lục; oxit sắt (III) cho men có màu nâu; mangan đioxit cho men có màu đen: đồng oxit (I) cho men có màu đỏ; thiếc oxit cho men có màu trắng, antimon cho men có mà vàng và hợp chất của vàng cho men có màu đỏ ánh vàng; hợp chất của bạc cho men có màu vàng; hợp chất của niken cho men có màu tím… Dùng hỗn hợp nhiều oxit kim loại chúng sẽ phối hợp nhau cho nhiều màu sắc đẹp mắt bất ngờ.

Muốn chế tạo được đồ vật bằng sứ, trước hết phải dùng đất sét tạo hình, đem nung ta có sứ thô. Sứ thô có nhiều lỗ nhỏ, nước có thể thấm qua được. Người ta phủ lên sứ thô một lớp men, lại đem nung, men sẽ nóng chảy tạo thành lớp men bóng màu trắng. Nếu ta vẽ trên lớp men màu trắng các hình vẽ bằng các men màu, sau khi nung chảy ra sẽ có được các hình vẽ sinh động, đẹp mắt.
Tìm hiểu thêm : 

Làm thế nào khắc các hoa văn lên bề mặt thuỷ tinh?


trang chủ : giải bài tập hóa học

Từ khoá: Men sứ; Men màu.

Làm thế nào khắc các hoa văn lên bề mặt thuỷ tinh?

Ta thường thấy quanh ta có nhiều loại đồ dùng bằng thủy tinh có khắc chạm các hoa văn khác nhau. Trong các phòng thí nghiệm cũng có rất nhiều loại dụng cụ đo bằng thủy tinh như các nhiệt kế, ống đong, buret... được khắc độ hết sức chính xác. Thuỷ tinh là loại chất liệu cứng trơn, việc khắc độ chuẩn xác cũng như việc khắc hoạ các hình vẽ, hoa văn tinh vi lên bề mặt thủy tinh quả là điều không dễ làm. Làm thế nào khắc chạm các hình vẽ, hoa văn lên thuỷ tinh?

Người ta đã tìm thấy một loại hoá chất trong phòng thí nghiệm có thể ăn mòn thủy tinh rất mạnh. Khi thuỷ tinh tiếp xúc với loại hoá chất này, bề mặt thuỷ tinh sẽ bị đục thủng, thậm chí có thể "gặm" hết cả mảnh thủy tinh. Loại "quái vật" ăn thuỷ tinh này chính là axit flohyđric chỉ được đựng trong các bình đựng bằng chất dẻo mà không thể đựng được trong bình thủy tinh.
Axit flohyđric; Thuỷ tinh.
khắc bề mặt thủy tinh

Trước đây, ở các nhà máy sản xuất axit flohyđric hầu như tất cả các bóng đèn đều biến thành các bóng đèn trắng đục; hầu như mọi cửa kính bị đục thủng lỗ chỗ như "mặt sàng thủy tinh". Đó chính là do trong quá trình sản xuất axit flohyđric, đã có rò rỉ một lượng nhỏ axit flohyđric và chính lượng nhỏ axit flohyđric đã ăn mòn dần dần các dụng cụ, đồ dùng bằng thủy tinh.

Vì axit flohyđric có tác dụng ăn mòn thủy tinh rất mạnh nên người ta đã khéo léo sử dụng axit này vào việc chạm khắc thủy tinh.

Khi cần khắc họa hoa văn hoặc khắc độ trên các đồ dùng bằng thủy tinh, người ta tráng một lớp parafin lên bề mặt thuỷ tinh. Sau đó cẩn thận dùng lưỡi chạm để khắc vẽ các hoa văn hoặc vạch khắc độ trên lớp parafin để lộ ra các nét hoa văn cần chạm khắc trên bề mặt thủy tinh. Tiếp theo dùng axit flohyđric phủ lên bề mặt parafin để cho ăn mòn các nét vẽ, các vạch khắc trên bề mặt thủy tinh đã lộ ra và gặm mòn thủy tinh. Lớp axit flohyđric càng nhiều thì vết khắc sẽ càng sâu, nếu lớp axit ít thì vết khắc sẽ nông. Sau khi tiến hành khắc

chạm cẩn thận thì trên bề mặt thủy tinh sẽ có các hoa văn, các nét khắc chạm tinh tế. Những đồ dùng thủy tinh sau khi khắc chạm sẽ có các hoa văn, hình vẽ hết sức tinh tế, đẹp đẽ.
Tìm hiểu thêm ;

Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?


quay về : giải bài tập hóa học
Từ khoá: Axit flohyđric; Thuỷ tinh.

Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?


Ngày nay các vật dụng chế bằng thép không gỉ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Các đồ dùng bằng thép không gỉ như cốc, liễn đựng cơm, các dụng cụ nhà bếp… rất bóng, dễ rửa, không bị gỉ, không chỉ đẹp mà còn bền.

Như tên gọi của nó, thép không gỉ không bị gỉ. Tính không gỉ có liên quan chặt chẽ với thành phần của thép. Trong thành phần của thép không gỉ, ngoài sắt còn có crom, niken, nhôm.
thép không gỉ
thép không gỉ


Trong thép không gỉ, hàm lượng crom không ít hơn 12%, cao nhất có thể đến 18%. Khi đưa nguyên tố crom vào thép sẽ làm kết cấu của thép đồng đều hơn, nhờ cải thiện được tính năng của thép. Trên bề mặt của thép hình thành một lớp màng oxit bảo vệ bề mặt của thép, nhờ đó tăng cường tính chịu ăn mòn của thép lên nhiều lần. Nhờ vậy thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn của không khí, nước, axit, kiềm và khi thép không gỉ tiếp xúc với các loại axit, kiềm sẽ không bị ăn mòn. Các nhà khoa học tìm thấy nếu cấu trúc nội bộ của thép càng đồng đều thì các liên hệ giữa các thành phần của thép càng chặt chẽ và càng khó bị ăn mòn, trên bề mặt của thép lớp màng bảo vệ càng bền như một tấm giáp bảo vệ nên thép không bị gỉ.

Tuy nhiên nói bị gỉ hay không bị gỉ chỉ là tương đối. Không có kim loại tuyệt đối không bị gỉ. Ngay cả các kim loại rất khó bị gỉ như vàng hoặc bạch kim thì với các dung dịch các chất có khả năng hoà tan kim loại rất mạnh như cường thuỷ (3 phần axit clohyđric và 1 phần axit nitric) có bị hoà tan không? Thép không gỉ chỉ bền vững trong điều kiện oxy hoá, còn trong điều kiện không oxy hoá sẽ trở nên không bền.

Thép không gỉ bền với axit sunfuric đặc, nhưng không bền với axit clohyđric là môi trường không oxy hoá. Ngoài ra hàm lượng crom và các nguyên tố khác trong thép khi gia công, xử lý nhiệt không thích hợp cũng trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng chịu ăn mòn của thép không gỉ. Từ đó có thể nói thép không gỉ không bị gỉ chỉ là tương đối, trong các điều kiện đặc biệt, thép không gỉ có thể bị gỉ.

Tìm hiểu thêm : 

Vì sao các thanh kiếm cổ bằng đồng đen không bị gỉ?


Bạn đọc :  giải bài tập hóa học
Từ khoá: Thép không gỉ.

Vì sao các thanh kiếm cổ bằng đồng đen không bị gỉ?

Vào năm 1965, Viện bảo tàng tỉnh Hồ Nam khai quật được một ngôi mộ cổ nước Sở tại Giang Lăng, đã tìm thấy hai thanh kiếm cổ phát sáng lấp lánh: Trên thân kiếm màu vàng có các hoa văn hình thoi màu đen, trên thân kiếm có khắc dòng chữ "Thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn". Đó chính là thanh kiếm Câu Tiễn nổi tiếng. Hai thanh kiếm chôn vùi dưới đất đã hơn 2000 năm, khi đào được đã thấy phát ánh sáng loé mắt, rất sắc bén, không hề có một vết gỉ nào. Đến năm 1973, khi đem kiếm triển lãm ở nước ngoài làm nhiều khách tham quan hết sức kinh ngạc.

Vào năm 1974, tại địa phương Lâm Đồng thuộc tỉnh Thiểm Tây người ta phát hiện một hầm mộ các chiến binh bằng gốm chôn cùng với Tần Thuỷ Hoàng, đã đào được ba thanh kiếm báu. Kiếm có màu đen bóng phát ra khí lạnh kinh người. Ba thanh kiếm vùi sáu mét, dưới tầng đất nhão đã hơn 2000 năm. Khi đưa ra khỏi lớp đất không hề có một vết gỉ, hết sức sắc bén có thể chém gọn 10 lớp giấy báo làm mọi người hết sức kinh ngạc.
Xử lý hoá học bề mặt.
thanh kiếm đồng đen phát sáng

Để tìm hiểu các bí ẩn về các thanh kiếm không bị gỉ, người ta đã tiến hành phân tích thành phần hoá học của thanh kiếm, đặc biệt thành phần hoá học của lớp ngoài cùng. Để không làm tổn hại thanh kiếm quý, các nhà khảo cổ dùng các phương pháp phân tích dụng cụ, tiến hành kiểm tra thành phần các thanh kiếm bằng các phép đo đạc vật lý. Từ các kết quả phân tích người ta tìm thấy thành phần chính của thanh kiếm là đồng đen là hợp kim của đồng và thiếc. Thiếc vốn là một kim loại có tính chống ăn mòn rất mạnh, vì vậy đồng đen có tính chống ăn mòn, chống bị gỉ rất cao, so với sắt thì tốt hơn rất nhiều. Nhưng điều chủ yếu là mặt ngoài của thanh kiếm đã qua biện pháp xử lý đặc biệt.

Trên thân kiếm màu vàng của thanh kiếm "Việt vương Câu Tiễn" có các hoa văn hình quả trám màu đen đã được xử lý bằng cách lưu hoá bề mặt: Người ta đã dùng lưu huỳnh hoặc các chất có chứa lưu huỳnh để xử lý bề mặt, giữa bề mặt kim loại và hợp chất chứa lưu huỳnh hoặc lưu huỳnh đã xảy ra các phản ứng hoá học. Qua cách xử lý này, thanh kiếm không chỉ được tăng vẻ đẹp mà còn tăng cường tính chịu ăn mòn, tính chống gỉ của thanh kiếm báu.

Ba thanh kiếm cổ đại của thời nhà Tần còn được xử lý bề mặt tiên tiến hơn. Theo các kết quả phân tích, người cổ đại đã xử lý bề mặt thanh kiếm bằng các muối cromat. Muối cromat là những hợp chất có tính oxy hoá rất mạnh. Dùng cách xử lý bằng các cromat, trên mặt ngoài của thanh kiếm sẽ tạo thành một lớp oxit kim loại rất mỏng, rất bền chắc, phủ kín toàn bộ bề mặt của thanh kiếm. Lớp oxit rất ổn định này dù rất mỏng, chỉ dày khoảng 1/100 mm nhưng đã tạo cho thanh kiếm một tấm áo khoác ngoài rất bền, che kín toàn bộ kim loại bên trong thanh kiếm, nên thanh kiếm không bị gỉ. Điều này hoàn toàn giống với kỹ thuật xử lý bề mặt kim loại hiện đại. Cần chú ý là ở các nước châu Âu, kỹ thuật xử lý chỉ mới được sử dụng vào những năm 30 của thế kỷ XX.

Bài đọc khác :

Vì sao nhôm lại khó bị gỉ?

Tìm hiểu thêm về giải bài tập hóa học  

Từ khoá: Xử lý hoá học bề mặt.
Vì sao nhôm lại khó bị gỉ?

Vì sao nhôm lại khó bị gỉ?

Nhiều người cho rằng nhôm khó bị gỉ, thực ra so với sắt thì nhôm dễ bị gỉ hơn. Có điều khác là khi nhôm bị gỉ, bề mặt nhôm không bị rỗ, sần sùi như sắt mà tạo thành một bề mặt trơn láng.

Bản chất của lớp gỉ trên bề mặt kim loại chính là lớp oxy kim loại do tác dụng của hơi ẩm kết hợp với oxy và kim loại tạo ra. Tác dụng của không khí ẩm với kim loại cũng giống loại muỗi hút máu người. Khi sắt bị gỉ sẽ tạo nên một lớp oxit sắt xốp, oxy có thể lọt qua lớp sắt oxit mà tiếp xúc với lớp sắt kim loại bên trong lớp sắt oxit và gây gỉ tiếp tục. Nhôm thì không giống như vậy: Khi nhôm tác dụng với oxy sẽ tạo thành một lớp nhôm oxit (Al2O3). Lớp nhôm oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm nên ngăn không cho oxy tác dụng trực tiếp với nhôm giống như tấm màng chống muỗi không cho muỗi bám vào da để hút máu người.

Lớp màng oxit này rất sợ axit và cả kiềm, vì vậy đồ dùng bằng nhôm chỉ thích hợp cho việc nấu cơm, đun nước mà không thích hợp để đựng các chất dễ sinh axit hoặc kiềm.

Thường có nhiều người không thích đồ dùng bằng nhôm mất vết bóng nên lấy cỏ, rơm hoặc cát đánh cho bóng. Dùng cát để đánh bóng có thể đánh sạch hết lớp oxit nhôm bảo vệ bề mặt nhôm do ma sát. Còn dùng cây cỏ có thể làm thoát ra những chất có tính kiềm như kali cacbonat có thể có phản ứng hoá học hoà tan lớp oxit nhôm. Vì vậy các biện pháp đánh sạch bề mặt đồ dùng bằng nhôm như trên là không khoa học. Khi bạn dùng cách đánh bóng bề mặt nhôm, ngay tức thời bạn có thể có một bề mặt sáng bóng, nhưng không lâu sau, trên bề mặt nhôm lại xuất hiện một lớp nhôm oxit bảo vệ. Nếu bạn lại tiếp tục đánh bóng, nhôm lại tiếp tục bị oxy hoá và lại tiếp tục bị phủ một bề mặt mờ xám, mờ đục. Sau mỗi lần đánh bóng, bề mặt nhôm lại mòn đi một ít và cứ thế thời hạn sử dụng có thể giảm đi.

Lớp nhôm oxit trên bề mặt rất mỏng, chỉ vào khoảng 0,00001mm hoặc dày hơn một chút. Trong công nghiệp, để tăng độ bền của các đồ dùng bằng nhôm người ta thường xử lý bề mặt nhôm bằng dung dịch natri sunfat 20% và dung dịch axit nitric 10% để tăng độ dày lớp oxit nhôm. Chính vì vậy mà trên đồ dùng bằng nhôm mới thường có màu trắng xám đục hoặc màu vàng.
Tìm hiểu thêm : 

Vàng, bạc có bị gỉ không?


Quay về trang chủ : giải bài tập hóa học
Từ khoá: Nhôm; Nhôm oxit.
Vàng, bạc có bị gỉ không?

Vàng, bạc có bị gỉ không?

Từ thời xa xưa, loài người đã dùng ký hiệu để biểu thị cho vàng, còn dùng ký hiệu để biểu thị cho bạc, là do vàng luôn phát ra ánh sáng vàng lấp lánh của ánh sáng Mặt Trời, còn bạc lại luôn lấp lánh ánh sáng Mặt Trăng.

Thường thì vàng và bạc không bị gỉ do các kim loại vàng và bạc không hoạt động hoá học, hầu như không tác dụng với các nguyên tố khác để tạo hợp chất hoá học, thậm chí khi gia nhiệt đến hơn 1000°C, vàng và bạc cũng không bị oxy hoá. Người ta thường nói: "vàng thật không sợ lửa" để chỉ ra rằng, cho dù ở nhiệt độ cao, vàng cũng không hề xảy ra phản ứng hoá học.

Chính vì vậy mà khoáng chứa vàng trong tự nhiên thường ở dạng vàng khá tinh khiết, bạc trong quặng bạc cũng thường ở dạng bạc kim loại. Người ta đã tìm được vàng trong tự nhiên nặng đến 112kg, còn bạc tự nhiên có khối lượng nặng đến 13,5 tấn. Với các kim loại khác thì hầu như tồn tại trong tự nhiên chỉ ở dạng hợp chất, ví dụ: Quặng sắt thường ở dạng sắt oxit, kẽm thường ở dạng kẽm sunfua (galen), nhôm thường ở dạng nhôm oxit, thiếc thường ở dạng thiếc đioxit, chì ở dạng chì sunfua…

Rõ ràng là vàng và bạc không phải tuyệt đối không bị gỉ. Vàng bị hoà tan trong cường thuỷ. Cường thuỷ có phản ứng với vàng tạo nên hợp chất hoà tan trong nước.

So với vàng thì bạc có hoạt tính mạnh hơn. Không chỉ có cường thủy có phản ứng với bạc mà ngay lưu huỳnh cũng tác dụng được với bạc để tạo thành hợp chất màu đen. Khi xát bột lưu huỳnh lên bề mặt bằng bạc sáng loáng, bạc sẽ biến thành màu đen. Chính vì vậy mà các đồ dùng bằng bạc cổ thường có màu đen, còn đồ dùng bằng vàng cổ vẫn có màu vàng sáng lấp lánh như vốn có. Nếu bạn dùng dung dịch amoniac để lau chùi các đồ dùng


bằng bạc bị đen thì màu đen sẽ bị mất và bề mặt bạc sẽ sáng trở lại như mới. Đó là do bạc sunfua đã phản ứng với dung dịch amoniac biến thành hợp chất bạc amoniac dễ tan trong nước. Cùng lý do tương tự, các đồ dùng bằng đồng bị đen cũng được làm sáng trở lại bằng dung dịch amoniac. Chính vì thế mà có người đã gọi dung dịch amoniac là thuốc "đánh sạch đồng".
Bạn đọc bài mới : 

Vì sao sắt lại bị gỉ?


Quay về trang chủ : giải bài tập hóa học
Từ khoá: Vàng; Bạc; Cường thuỷ.
Vì sao sắt lại bị gỉ?

Vì sao sắt lại bị gỉ?

Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hầu như các đồ vật bằng sắt bày trong viện bảo tàng đều bị gỉ loang lổ. Dao thái rau nếu để mấy tháng không dùng đến sẽ bị gỉ. Hàng năm trên toàn thế giới có đến hàng triệu tấn thép biến thành sắt gỉ.

Sắt bị gỉ ngoài việc do tính hoạt động hoá học của sắt còn do các điều kiện ngoại cảnh. Nước là một điều kiện làm cho sắt bị gỉ. Các nhà hoá học đã chứng minh, nếu để sắt trong bầu không khí không có nước thì dù có trải qua mấy năm trời cũng không hề bị gỉ. Tuy nhiên nếu chỉ riêng một mình nước cũng không hề làm sắt bị gỉ. Nhưng nếu cho mảnh sắt vào trong bình đun sôi với nước cất trong bình kín thì sắt cũng không bị gỉ. Nguyên do là chỉ khi có nước và oxy tác dụng đồng thời mới làm cho sắt bị gỉ. Ngoài ra khí cacbon đioxit hoà tan trong nước cũng làm cho sắt bị gỉ. Thành phần của gỉ sắt rất phức tạp, chủ yếu gồm sắt oxit, sắt hyđroxit, sắt cacbonat …

Gỉ sắt vừa xốp, vừa mềm giống như bọt biển. Một mảnh sắt bị gỉ hoàn toàn sẽ tăng thể tích khoảng 8 lần. Một mảnh sắt gỉ có trạng thái như bọt biển sẽ dễ dàng hấp thụ nước và nhanh chóng bị rã nát.

Còn có nhiều nhân tố làm sắt dễ bị gỉ: Như các muối hoà tan trong nước, bề mặt trên các đồ vật bằng sắt không sạch, độ thô ráp, thành phần cacbon trong thép….

Người ta đã nghĩ ra nhiều biện pháp để chống sắt thép bị gỉ. Phương pháp thông dụng nhất là khoác cho các đồ vật bằng sắt thép một bộ "áo khoác" sơn và mạ là các biện pháp đơn giản để chống gỉ sắt. Trên các cầu sắt cho xe hỏa người ta thường sơn, trong các ống phun khí nóng người ta phủ lớp sơn xì bằng bột nhôm, trên các đồ đựng người ta mạ thiếc, các tấm tôn được mạ kẽm…

Biện pháp triệt để nhất để chống sắt gỉ là cấp cho sắt một "lõi bền", là thêm các kim loại khác để tạo thép hợp kim không gỉ. Loại thép hợp kim trơ trơ, không gỉ chính là do người ta đã đưa vào sắt các kim loại niken, crom chế tạo thành thép không gỉ.

Tìm hiểu thêm giải bài tập hóa học 12

Bạn đọc thêm : 

Có phải các chất hoà tan trong nước nóng nhiều hơn trong nước lạnh?

Từ khoá: Sắt; Gỉ sắt.
Có phải các chất hoà tan trong nước nóng nhiều hơn trong nước lạnh?

Có phải các chất hoà tan trong nước nóng nhiều hơn trong nước lạnh?

Cho một viên kẹo vào mồm, trong chốc lát ta sẽ cảm thấy vị ngọt, còn nếu cho một viên đá vào mồm thì đến suốt cả ngày cũng không cảm thấy gì. Lý do hết sức đơn giản: đường tan trong nước còn viên đá thì gần như không hoà tan trong nước.

Nói thật chính xác thì thật ra trên thế giới không có chất gì hoàn toàn không tan trong nước, chỉ có độ hoà tan của chúng trong nước nhiều hoặc ít. Hãy lấy bạc làm ví dụ, nếu đựng nước trong một cái bát bằng bạc thì lượng bạc hoà tan vào nước sẽ có tỉ lệ khoảng 1 phần tỉ. Với lượng bạc nhỏ như vậy thì ngay đến việc phân tích, phát hiện được cũng khá khó, nhưng cũng đủ để diệt các loại vi khuẩn sống trong nước.

Nói chung mọi chất rắn đều ít nhiều hoà tan trong nước, độ hoà tan của các chất tăng theo nhiệt độ; nhiệt độ càng tăng thì độ hoà tan càng lớn và tốc độ hoà tan càng nhanh. Các chất như đường, kali nitrat là những chất có tính chất như vậy. Với kali nitrat, ở 0°C, 100g hoà tan 13,3g kali nitrat; ở 100°C, độ hoà tan của kali nitrat là 247g, tăng khoảng 18,6 lần. Như vậy muối kali nitrat có độ hoà tan tăng rất nhanh theo nhiệt độ.

Cũng có những chất mà độ hoà tan tăng không nhiều lắm theo sự tăng nhiệt độ: Ví dụ muối ăn ở 20°C có độ hoà tan là 36g trong 100g nước, khi tăng nhiệt độ đến 100°C độ hoà tan chỉ là 39,1g, nghĩa là chỉ tăng 3,1g.

Đến đây chắc các bạn cũng đã rõ là: khi tăng nhiệt độ chỉ làm tăng tốc độ hoà tan mà không ảnh hưởng lớn lắm đến độ hoà tan. Thực tế trong các nhà máy, người ta thường dùng phương pháp khuấy trộn để tăng độ tiếp xúc của muối ăn với nước để tăng tốc độ hoà tan.

Thậm chí cũng có những chất khi tăng nhiệt độ, độ hoà tan không tăng mà còn giảm. Ví dụ với thạch cao độ hoà tan trong nước sôi nhỏ hơn trong nước lạnh.

Với các chất khí thì khi tăng nhiệt độ, độ hoà tan lại giảm, độ hoà tan các chất khí tăng theo áp suất. Độ hoà tan các chất khí phụ thuộc bản chất chất khí. Ví dụ ở áp suất thường và nhiệt độ 10°C, 100g nước hoà tan 0,000174g khí hyđro, thế nhưng lại hoà tan đến 68,4g khí amoniac. Có điều đáng chú ý là ở điều kiện nhiệt độ sôi, độ hoà tan các chất khí đều bằng không.

Tìm hiểu thêm : giải bài tập hóa học 7
Bạn đọc bài mới : 

Thuốc súng được phát minh như thế nào?

Từ khoá: Sự hoà tan; Độ hoà tan.
 Thuốc súng được phát minh như thế nào?

Thuốc súng được phát minh như thế nào?

Thuốc nổ đen là loại thuốc nổ được loài người sử dụng sớm nhất. Thuốc nổ đen được người Trung Quốc phát minh từ hơn 1000 năm trước. Tại sao người ta gọi tên thuốc nổ đen hay thuốc đen? Tên gọi này có để chỉ đó là một loại thuốc màu đen có thể cháy và nổ. Thuốc nổ liệu có liên quan gì với dược liệu mà lại có tên là "thuốc".

Vào thời cổ đại người ta đã biết diêm tiêu (tức kali nitrat) lưu huỳnh là những vị thuốc quan trọng. Ví như vào thời nhà Hán, trong sách “Thần nông bản kinh", diêm tiêu được xem là vị thuốc ở vị trí thứ sáu, người ta cho rằng diêm tiêu có thể chữa được hơn 20 bệnh. Lưu huỳnh chiếm vị trí thứ ba, chữa được hơn 10 bệnh. Chính hai vị thuốc này là nguyên liệu chủ yếu để người ta chế ra thuốc nổ đen. Theo truyền thuyết, thuốc nổ được các nhà luyện đơn chế ra. Vào thời xưa vua chúa muốn sống lâu, họ ra lệnh cho các thuật sĩ xây lò luyện đan để chế ra linh đan trường thọ. Các nhà luyện đan đã tiến hành phân ly, hoà tan, chưng cất, thăng hoa nhiều loại chất khác nhau, đó có thể chính là các thí nghiệm hoá học đầu tiên mà loài người đã tiến hành. Thuật luyện đan bắt đầu là do mộng tưởng của các đế vương, nhưng trong thực tiễn đã có tác dụng thúc đẩy khoa học phát triển. Một số tác phẩm của các nhà luyện đan còn lại đã nêu bật được nhận thức của người xưa về vật chất. Thuốc nổ đen là một ví dụ điển hình.

Các nhà luyện đan Trung Quốc đã sớm tiếp xúc với diêm tiêu, lưu huỳnh, than gỗ... Họ đã nhận thức được rằng, khi trộn chung chúng với nhau thì khi đập mạnh, ma sát có thể sinh cháy nổ. Nhà luyện đan Nguỵ Bá Dương đời nhà Hán đã dùng lưu huỳnh để kiểm tra sự thật giả của diêm tiêu. Khi chà


xát mạnh lưu huỳnh với diêm tiêu, nếu diêm tiêu thật thì sẽ nhanh chóng bốc cháy. Nhà luyện đan thời Nam Bắc Triều là Đào Huyền Cảnh cũng đã chỉ ra rằng, nếu trộn diêm tiêu với than gỗ và đốt nóng thì sẽ sinh cháy nổ mạnh. Nhà luyện đan đầu thời nhà Đường, Tôn Tư Mạo đã viết trong sách "Đan Kinh" như sau: nếu đem diêm tiêu, lưu huỳnh, than gỗ trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định sẽ phối chế thành loại thuốc nổ đen. Do vậy ta có thể thấy vào thời đó người ta đã nắm chắc phương pháp chế tạo loại thuốc nổ đen cũng như biết được tính chất của loại thuốc nổ đen.

Vào cuối đời nhà Đường, người ta đã biết dùng thuốc nổ đen vào mục đích quân sự. Thành phần của thuốc nổ cũng được xác định chính xác gồm diêm tiêu 75%, bột than 15%, lưu huỳnh 10%. Đến đời nhà Tống, việc sản xuất thuốc nổ đã có quy mô lớn. Nhà nước đã mở các binh công xưởng, trong đó có xưởng chuyên môn sản xuất thuốc đen, sản xuất hạt nổ, quy mô đến từ mấy tấn đến mấy chục tấn. Vào năm Khánh Lịch thứ tư thời Bắc Tống (năm 1040), Tăng Công Lượng đã viết "Võ Kinh tổng yếu", trong đó có ghi tên "thuốc nổ" cùng các phương pháp phối chế. Trong đơn pha chế, ngoài diêm tiêu, lưu huỳnh, than còn có thêm axit sunfuric, nhựa thông, sáp ong, sơn cùng các loại chất dễ cháy khác.

Việc chế tác thuốc nổ đen du nhập vào dân gian khoảng đầu thời Nam Tống. Vào thời đó, trong dân gian người ta nhồi thuốc nổ đen vào ống tre để chế ra các ống phóng lửa (pháo thăng thiên), và cho đến nay trò chơi này vẫn còn.

Thuốc nổ đen là một hỗn hợp gồm kali nitrat làm chất oxy hoá, sinh ra khí oxy làm chất tiếp dưỡng sự cháy. Lưu huỳnh và than gỗ là những chất cháy. Khi cháy sẽ tác dụng với oxy thành lưu huỳnh đioxit và cacbon đioxit là những chất khí. So với than gỗ, lưu huỳnh có nhiệt độ bốc cháy thấp hơn, làm cho thuốc nổ dễ bốc cháy. Đồng thời lưu huỳnh cũng là chất kết dính. Khi thuốc nổ đen cháy sẽ sinh ra một lượng nhiệt lớn và các chất khí làm cho không khí xung quanh giãn nở mạnh, nhanh nên gây hiện tượng nổ.

Thuốc nổ là một trong 4 phát minh lớn của Trung Quốc. Sau đó thuốc nổ truyền từ Trung Quốc sang Ấn Độ, đến các nước ả rập, sau đó từ các nước Ả Rập truyền sang Châu Âu. Vì vậy thuốc nổ xuất hiện ở Châu Âu sau Trung Quốc đến mấy trăm năm. Sự phát minh thuốc nổ không chỉ kết thúc thời kỳ vũ khí lạnh trong quân sự mà còn phát huy uy lực lớn trong sản xuất công nghiệp, trong kiến thiết công trình. Vì vậy được xem là một mốc lớn trong lịch sử hoá học.

Tìm hiểu thêm : 

Có thể biến than đá thành xăng không?


Bạn đọc thêm  : giải bài tập hóa 8
Từ khoá: Thuốc nổ đen; Diêm tiêu; Lưu huỳnh; Than gỗ.